Phân biệt công ty 100 vốn nước ngoài và chi nhánh công ty nước ngoài

0
287

Công ty có 100% vốn nước ngoài và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam có những gì khác nhau? Tại sao cùng có vốn từ nước ngoài, quản lý bởi người nước ngoài mà lại có sự tách bạch trong quy định của pháp luật? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những khác biệt về khái niệm của 2 loại hình kinh doanh này, dưới sự tư vấn của một công ty luật chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài.

Sự khác nhau giữa công ty vốn nước ngoài và chi nhánh đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

 

1. Chức năng Không có chức năng kinh doanh, chỉ đóng vai trò liên lạc, thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân nước ngoài Có chức năng hoạt động kinh doanh và sinh lợi trên thị trường Việt Nam.
2. Chủ thể ký kết hợp đồng kinh doanh Không được phép ký kết hợp đồng

Thương nhân ở nước ngoài là chủ thể ký kết hợp đồng

Tự giao kết hợp đồng với các đối tác
3. Thực hiện hợp đồng Thương nhân ở nước ngoài có trách nhiệm thực hiện hợp đồng với các đối tác tại Việt Nam, VPĐD đóng vai trò liên lạc, hỗ trợ Tự thực hiện các hợp đồng đã ký kết
4. Thuế VPĐD chỉ kê khai, đóng thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động làm việc tại VPĐD và phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thuế theo quy định về thuế của quốc gia thương nhân mang quốc tịch Công ty 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các loại thuế phải nộp: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty mà có thể phải chịu thêm các sắc thuế: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, tiền thuê đất, phí, lệ phí hoặc các loại thuế khác.
5. Lợi nhuận Văn phòng đại diện không kinh doanh nên không phát sinh lợi nhuận. Thương nhân nước ngoài thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình và phải đóng thuế riêng đối với phần lợi nhuận đó (nếu có) Trường hợp kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật  và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác thì thương nhân nước ngoài là chủ sở hữu công ty được chia lợi nhuận. Việc chuyển lợi nhuận về nước tuân theo pháp luật của quốc gia thương nhân mang quốc tịch.
6. Chi phí thành lập và vận hành Tương đương nhau.
7. Thời hạn hoạt động theo giấy phép 5 năm và được quyền gia hạn 50 năm và được quyền gia hạn.

Thời gian hoạt động lâu cùng với yêu cầu chi phí đầu tư lớn. Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài phù hợp với các thương nhân có ý định phát triển kinh doanh lâu dài, ổn định, nghiêm túc với thị trường Việt Nam

 

Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các bước thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.