Giấy phép con khi mở siêu thị mini

0
271

Sau khi đáp ứng điều kiện về việc xây dựng cơ sở kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, các chủ cửa hàng cần tiến hành các thủ tục xin giấy phép liên quan, vì đây là những mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Vậy những loại giấy tờ đó là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Xin các loại giấy phép con kinh doanh siêu thị, cửa hàng tiện lợi

  1. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp như: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; Sơ chế nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; Nhà hàng trong khách sạn;

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Công Thương. Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Sở Công Thương phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nếu bạn chưa rõ về thủ tục này, có thể tham khảo dịch vụ hỗ trợ thủ tục cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm

X2. Xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy

Theo Phụ lục I, II, IV Nghị định 79/2014/NĐ – CP, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thuộc diện quản lý, xin cấp phép phòng cháy chữa cháy, cụ thể như sau:

– Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên: Thuộc diện phải thông báo với cơ quan phòng cháy chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng.

– Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên: Thuộc diện phải xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy.

  1. Xin giấy phép kinh doanh các mặt hàng đặc biệt

* Xin giấy phép kinh doanh rượu

– Nơi đăng ký: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND cấp huyện.

– Thời gian cấp giấy: Sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ

– Lệ phí: 200.000 đồng

* Xin giấy phép kinh doanh thuốc lá

– Nơi đăng ký: Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế thuộc UBND cấp huyện)

– Thời gian cấp giấy: 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp kệ

– Lệ phí:

+ Tại khu vực thành phố trực thuộc trung ương và khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: 1,2 triệu đồng

+ Tại các khu vực khác: 600.000 đồng

 

Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ báo cáo tài chính, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn,. 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.